Ghép Xương Tổng Hợp Trong Nha Khoa
Việc mất răng gây là mất cả xương hàm do một nguyên nhân nào đó, đang là vấn đề mà nhiều người gặp phải. Nếu chúng ta nhanh chóng làm ghép xương hàm và phục hình cấy ghép răng sẽ giúp mọi người tự tin hơn.
Mục lục
Vì sao nên ghép xương trong nha khoa?
Tiêu xương hàm là một trong những hậu quả của việc mất răng. Nếu chúng ta không phục hình cấy ghép Implant sớm thì việc tiêu mất xương hàm sẽ diễn ra nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo khuôn mặt và khi bạn muốn cấy ghép răng giả, bắt buộc phải ghép xương.
Tiêu xương ổ răng là vấn đề nha khoa thường gặp khi nhổ răng và phương pháp ghép xương chính là kỹ thuật hữu hiệu để khắc phục tình trạng tiêu xương và thực hiện quá trình cấy ghép implant sau đó.
Xương ghép lấy từ đâu và tương thích không?
Xương ghép vào vị trí tiêu xương được lấy từ những nơi sau đây:
Xương tự thân: Đây là xương được lấy từ chính cơ thể khách hàng nên độ tương thích cao. Xương có thể lấy từ vùng cằm, góc hàm, lồi xương hàm trên hoặc hàm dưới, lồi củ xương hàm trên, xương sọ, xương chậu, xương chày, xương sườn , … tuy nhiên, xương vẫn có xu hướng tiêu dần theo thời gian nếu không được đặt Implant kịp thời. Đặt Implant thường được tiến hành sau 4 – 6 tháng ghép xương tự thân.
Xương tổng hợp: Đây là xương thường thấy ở các nhóm hợp chất Hydroxy-apatite, Tri calcium phosphate hoặc kết hợp cả 2 nhóm hợp chất này. Vật liệu ghép xương tổng hợp thường chỉ có tính dẫn tạo xương, độ an toàn cao, số lượng không hạn chế, giá thành rẻ, dễ sử dụng.
Những trường hợp nào phải ghép xương?
Những trường hợp sau đây phải ghép xương trước khi cấy ghép implant:
- Khách hàng có hàm bị mất do tai nạn, chấn thương mạnh, va đập mạnh là vỡ bản xương hàm
- Khách hàng có bệnh u, nang xương hàm, viêm quanh răng
- Khách hàng bị thiếu răng bẩm sinh, sống hàm hẹp từ lúc sinh ra
- Một số trường hợp không nên thực hiện ghép xương
- Trong một số trường hợp, việc ghép xương không được thực hiện với khách hàng sau:
- Khách hàng đang xạ trị tại vùng ghép
- Khách hàng có các vấn đề về các bệnh tiểu đường, tim mạch, suy giảm miễn dịch chưa được điều trị ổn định
- Khách hàng nghiện thuốc lá, rượu bia…
Kỹ thuật ghép xương thực hiện như thế nào?
Kỹ thuật ghép xương có 3 hình thức:
Nong xương – chẻ xương
Kỹ thuật này được áp dụng cho các trường hợp xương đủ chiều cao nhưng lại bị hẹp chiều rộng. Nếu khoan đặt implant sẽ không đủ chiều dày bản xương và lộ ren của implant. Khi thực hiện, Bác sỹ JT Angel sẽ thực hiện cắt đi đỉnh sống hàm nhọn, để lại phần xương có chiều rộng khoảng 4-5 mm. Bác sỹ sẽ dùng dụng cụ chẻ một đường dài và nong rộng xương.
Ghép xương nhân tạo
Xương nhân tạo được tạo thành chủ yếu là bột xương nhân tạo. Trung bình mức độ tạo xương khi ghép xương bột là 1 mm cho mỗi tháng, vì vậy sau ghép xương sẽ cần khoảng 6 tháng để tạo 6mm xương và chờ thêm 3 tháng nữa cho xương trưởng thành mới làm phục hình lên trên…Xương nhân tạo sẽ được đặt trực tiếp vào vùng xương hàm bị tiêu và phủ lên trên bằng 1 loại màng đặc biệt nhằm cố định lớp xương bên dưới, tăng tính ổn định của vùng xương ghép.
Ghép xương tự thân
Xương tự thân là xương từ chính cơ thể khách hàng và tỷ lệ thành công cao.